Đâu sẽ là “địa chỉ vàng” của bất động sản Long An trong những năm tới?
Đâu sẽ là “địa chỉ vàng” của bất động sản Long An trong những năm tới?
Tỉnh Long An có vị trí cửa ngõ kết nối TP.HCM với khu vực miền Tây
Đôi nét về Long An
Vị trí: Long An là tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long - là cửa ngõ giao thoa giữa Vùng ĐBSCL và Vùng Đông Nam bộ, trong đó kết nối trực tiếp với TP.HCM qua các quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2.
Diện tích: Tỉnh Long An có diện tích tự nhiên 4.494,8 km2 và dân số khoảng 1.763.754 người (năm 2021). Đứng thứ thứ 3 về diện tích và dân số trong số 13 tỉnh thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đơn vị hành chính: Gồm 1 Thành phố (TP. Tân An), 1 Thị xã ( Thị xã Kiến Tường) và 6 huyện gồm Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa và Vĩnh Hưng.
Kinh tế Long An: Trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Long An đạt 8,46%, quy mô kinh tế đứng thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước. Riêng thu hút đầu tư FDI của tỉnh Long An năm 2022 đứng trong tốp 10 các tỉnh, thành phố và đứng đầu khu vực ĐBSCL; đến hết tháng 6/2023, thu hút đầu tư FDI của Long An vượt lên đứng thứ 5/63 tỉnh. Hiện nay, có gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào tỉnh.
Quy hoạch Long An đến năm 2030 có gì đặc biệt?
Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long;
Kết nối chặt chẽ với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 9%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng.
Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 7,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 61,8%; khu vực dịch vụ khoảng 24,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 6,5%.
“Bắt mạch” phát triển đô thị
Đến năm 2030, toàn tỉnh Long An sẽ có 27 đô thị các loại. Trong đó Thành phố Tân An trở thành đô thị loại I, đóng vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại.
Bản đồ quy hoạch xây dựng vùng của Long An đến năm 2030
1 đô thị loại II là Thị xã Kiến Tường đóng vai trò là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười gắn với khu kinh tế cửa khẩu Long An, có vai trò động lực, thúc đẩy hoạt động công nghiệp, logistics, chế biến nông sản, kinh tế biên mậu với Campuchia.
3 đô thị loại III là Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa là các đô thị vệ tinh, có vai trò giảm tải về áp lực dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho TP.HCM.
9 đô thị loại IV gồm các thị trấn Cần Đước, Đông Thành, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Tầm Vu.
13 đô thị loại V gồm Rạch Kiến, Long Cang, Long Hựu Đông, Long Trạch, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Tân Long, Lạc Tấn.
Mạng lưới giao thông sẽ phát triển ra sao?
Hạ tầng giao thông Long An trong những tới sẽ được tập trung phát triển theo 6 trục động lực, kết nối liên vùng gồm: Trục động lực Vành đai 3 - Vành đai 4: Kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ - TP.HCM; kết nối sân bay Quốc tế Long Thành - cảng Long An.
Trục động lực quốc lộ 50B: Kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang.
Trục động lực song hành quốc lộ 62: Kết nối thành phố Tân An - khu kinh tế cửa khẩu Long An - vùng Đồng Tháp Mười.
Trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hoà - Bình Chánh: Kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây - vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và TP.HCM.
Trục động lực quốc lộ N1: Kết nối Long An với vùng đồng bằng sông Cửu Long - vùng Đông Nam Bộ - vùng Tây Nguyên.
Trục động lực Đức Hoà: Kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hoà, Bến Lức với TP.HCM.
Trong thời gian tới Long An sẽ cải tạo, nâng cấp 53 tuyến đường hiện hữu và xây mới 29 tuyến đường tỉnh, trong đó ưu tiên các tuyến quan trọng như: Đường tỉnh 827E, trục động lực Đức Hoà, đường song hành quốc lộ 62, trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hoà - Bình Chánh, đường Tân Tập - Long Hậu…
Ngoài ra, sẽ xây mới 2 tuyến đường sắt đô thị phục vụ kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và phục vụ phát triển du lịch là tuyến Hưng Nhơn - Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới - Cần Đước.
Bên cạnh đó, xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối từ tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ ra Cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và đi tiếp qua huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh cũng được đầu tư nâng cấp như Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Bến Lức - Đức Hòa; Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Bến Lức - Mộc Hóa; Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Tân An - Đức Hòa; Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Tân An - Mộc Hóa; Tuyến Phước Đông - Tân Kim và 11 tuyến nhánh.
Cơ hội cho thị trường bất động sản
Với vị trí thuận lợi kết nối TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long, dư địa phát triển còn lớn cùng nhiều chính sách mời gọi đầu tư của lãnh đạo tỉnh, Long An đang trở thành điểm đến của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Một dự án bất động sản đang xây dựng ở huyện Cần Giuộc, Long An
Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, Long An vẫn đang được xem là “vùng trũng” về giá nếu so với các địa phương lân cận TP.HCM như Bình Dương hay Đồng Nai. Bên cạnh đó, quỹ đất để phát triển đô thị của Long An đang rất dồi dào.
Ngoài ra, hạ tầng giao thông vốn là “điểm yếu” của thị trường này, thì nay lại trở thành lực đẩy tăng giá mạnh khi hàng loạt dự án cao tốc, vành đai, đường kết nối được đầu tư. Trong khi ở Bình Dương, Đồng Nai hạ tầng gần như đã hoàn thiện nên tốc độ tăng giá nhà đất sẽ không lớn như ở Long An.
Thị trường bất động sản Long An phát triển mạnh về phân khúc đất nền, nhà phố
Những khu vực tại Long An đang có thị trường bất động sản phát triển nhất là Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc.
Ghi nhận thực tế hiện nay, mặc dù giáp ranh với TP.HCM nhưng hiện nay, các sản phẩm bất động sản tại Long An chủ yếu vẫn là đất nền, nhà phố, biệt thự. Trong khi đó, số lượng dự án chung cư chưa được các chủ đầu tư phát triển mạnh do nhu cầu chưa lớn.
Hiện nay, Long An đang là “sân chơi” của những doanh nghiệp bất động sản nổi bật như Trần Anh Group với các dự án như West Lakes Golf & Villas, Phúc An City, Trần Anh Riverside…); Cát Tường Đức Hòa với dự án Cát Tường Phú Sinh; Thắng Lợi Group với dự án khu đô thị Sol City, Diamond City; Nam Long với khu đô thị Waterpoint quy mô 335ha…
Khảo sát giá đất nền trung bình tại Long An hiện chỉ ở mức 6 – 15 triệu đồng/m, đất trung tâm thị trấn, thị xã vào khoảng 20 – 35 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, giá bán biệt thự, nhà phố liền kề ở một số dự án nổi bật tại Long An như Five Star Eco City (Cần Giuộc) trong khoảng 25 – 38 triệu đồng/m2; Waterpoint (Bến Lức) trong khoảng 37 – 64 triệu đồng/m2; Trần Anh Riverside khoảng 24 – 43 triệu đồng/m2; Phúc An City (Đức Hòa) trong khoảng 24 – 36 triệu đồng/m2…
Dự án Waterpoint của Nam Long đang xây dựng ở huyện Bến Lức
Bên cạnh những doanh ghiệp trên… trong thời gian tới, thị trường bất động sản Long An dự kiến sẽ đón nhiều “đại bàng” hạ cánh. Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Long An mới đây, UBND tỉnh Long An đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 40.400 tỉ đồng (tương đương 1,7 tỉ USD).
Trong đó, Liên danh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB và Công ty cổ phần Tập đoàn Ecopark được cấp giấy đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại, du lịch tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức với quy mô trên 220 ha, tổng mức đầu tư là trên 16.981 tỉ đồng (khoảng 720 triệu USD).
Bên cạnh các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã ký văn bản ghi nhớ. Trong đó, Tập đoàn Vingroup ký bản ghi nhớ đầu tư các dự án tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. Tập đoàn BIM Group ký biên bản ghi nhớ để nghiên cứu đầu tư phát triển lĩnh vực bất động sản, năng lượng tái tạo và nông nghiệp thực phẩm tại Long An.
Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng ký bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư phát triển các khu đô thị, thương mại, dịch vụ với tiêu chuẩn quốc tế tại Long An. Tổng công ty Nhà ở và đất đai Hàn Quốc (LH) ký bản ghi nhớ nghiên cứu phát triển phúc lợi nhà ở.
Công ty cổ phần Tập đoàn MIK Group ký bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, đề xuất dự án đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn đi qua địa bàn tỉnh Long An.
Công ty TNHH Hoàn Cầu Long An ký bản ghi nhớ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; Công ty TNHH Samsung Engineering ký bản ghi nhớ đầu tư các giải pháp về bảo vệ môi trường; Công Ty cổ phần Đầu tư và thương mại Green Royal nghiên cứu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
Theo tìm hiểu từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cũng đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án đô thị quy mô lớn trên địa bàn:
Cụ thể, dự án đường N18 kết hợp Khu dân cư thị trấn Cần Giuộc tại huyện Cần Giuộc với diện tích khu đất khoảng hơn 92ha. Tổng vốn đầu tư của dự án này hơn 1.453 tỷ đồng đã bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Dự án khu đô thị mới Hậu Nghĩa - Đức Hòa tọa lạc xã Đức Lập Thượng, xã Tân Mỹ và thị trấn Hậu Nghĩa có tổng diện tích khoảng 197,2 ha, quy mô dân số 40.000 người. Tổng vốn đầu tư hiện hơn 25.162 tỉ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 3.095 tỉ đồng.
Dự án khu đô thị phường 4 và phường 6, TP.Tân An. Dự án có diện tích đất sử dụng khoảng 1,372 triệu m2; quy mô dân số khoảng 17.225 người. Tổng vốn đầu tư của khu đô thị này trên 7.118 tỉ đồng.
Dự án khu dân cư Thanh Phú - Tân Bửu nằm trên địa bàn xã Thanh Phú và xã Tân Bửu có diện tích đất sử dụng 143,79 ha, quy mô dân số 25.000 người. Cơ cấu sản phẩm nhà ở gồm 240 căn nhà ở liền kề, 170 căn nhà liên kế kết hợp thương mại, 244 căn biệt thự. Tổng vốn đầu tư của dự án này khoản 6.163,139 tỉ đồng.
Thị trường bất động sản Long An sẽ là điểm đến của nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trong những năm tới